さ い こ う を き わ め る

20
Th1
Bí quyết phòng bệnh cúm cho con khi thời tiết giao mùa

Bệnh cảm cúm là gì?

Cảm cúm thông thường là nhiễm virut đường hô hấp trên, mũi và cổ họng gây ra (có rất nhiều chủng khác nhau, hơn 200 loại virut có thể gây ra cảm cúm thông thường). Đối tượng dễ mắc cảm cúm là người cao tuổi, phụ nữ mang thai, những người có sức miễn dịch kém và đặc biệt là trẻ nhỏ. Bệnh xảy ra quanh năm song tần suất bệnh cao nhất là trong khoảng thời gian từ đầu mùa thu đến cuối mùa xuân, đặc biệt là giai đoạn giao mùa từ xuân sang hè. Nguyên nhân chủ yếu do thời tiết thay đổi nhiệt độ đột ngột, độ ẩm cao tạo điều kiện cho vi khuẩn, vi rút gây bệnh phát triển. Nếu sức đề kháng của trẻ nhỏ kém, không điều tiết thích ứng kịp thời sẽ rất dễ mắc cảm cúm.

 

Các biểu hiện của cảm cúm

Các triệu chứng của cảm cúm ở trẻ nhỏ thường xuất hiện khoảng 1 – 3 ngày sau khi tiếp xúc với một virut cảm cúm. Dấu hiệu và triệu chứng của cảm cúm thông thường có thể bao gồm: Sốt, ngứa – đau rát họng, chảy nước mũi hoặc nghẹt mũi, ho, xung huyết mắt, hắt hơi, chảy nước mắt, có thể sốt đến 39 độ C.

Nguy hiểm từ biến chứng do cảm cúm

Do bệnh cảm cúm ở trẻ nhỏ thường có nhiều biểu hiện nhẹ với các triệu chứng phổ biến như sốt, ho dai dẳng trong một vài ngày nên nhiều bố mẹ chủ quan không cho con đến các cơ sở y tế khám mà tự điều trị tại nhà. Tuy nhiên, bệnh này nếu không điều trị đúng cách và kịp thời có thể gây nên biến chứng nguy hiểm dẫn đến viêm phổi, suy hô hấp, viêm tai giữa, viêm xoang, hội chứng Reye… để lại hậu quả nghiêm trọng tới sức khỏe con trẻ.

 

Cách phòng tránh bệnh cảm cúm

Bệnh cảm cúm là bệnh do virut cúm gây nên, dễ lây truyền do virut cúm từ người bệnh phát tán trong không khí. Chúng gia tăng mạnh trong thời gian giao mùa là do nhiệt độ thay đổi thất thường, độ ẩm cao tạo điều kiện cho vi khuẩn, vi rút gây bệnh sinh sôi. Để phòng ngừa nguy cơ gây bệnh cho con, các bậc cha mẹ cần lưu ý những vấn đề sau:

+ Vệ sinh môi trường sạch sẽ, nhà ở, vườn trẻ, lớp học cần thoáng khí, đủ ánh sáng, vô khuẩn khi chăm sóc trẻ sơ sinh.

+ Cách ly trẻ với các nguồn lây cúm như trẻ em, hoặc những người cùng ở trong nhà, người giám hộ, người thường xuyên tiếp xúc, mắc các bệnh như: Lao phổi, virut cúm, á cúm…để tránh lây lan.

+ Thực hiện tiêm chủng đầy đủ các vắc-xin để phòng các bệnh lây cho trẻ.

+ Giữ ấm cho trẻ khi thời tiết trở lạnh, nhất là khi đưa trẻ đi chơi ngoài trời vào buổi tối hoặc sáng sớm, ở các vị trí quan trọng như bàn chân, bàn tay, ngực, cổ, đầu.

+ Cho trẻ uống nước ấm, tránh ăn những thức ăn lấy trực tiếp từ tủ lạnh như: Kem, đá.

+Tăng cường dinh dưỡng với thực đơn cân đối của các nhóm dưỡng chất như: Tinh bột, chất đạm, chất béo và rau củ quả.

+ Bổ sung đầy đủ vitamin và khoáng chất cho trẻ. Đây là những dưỡng chất quan trọng vừa giúp trẻ phát triển hoàn thiện cả về thể chất lẫn tinh thần cũng như tăng cường hệ miễn dịch.

+ Cho trẻ bú sữa mẹ, bú sớm ngay sau khi sinh, bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu và bú kéo dài đến 2 tuổi để đảm bảo sức đề kháng tốt nhất cho trẻ.

+ Cho trẻ uống bổ sung sữa non Goodhealth để giúp tăng cường sức đề kháng, duy trì hệ miễn dịch cho trẻ.

 

Sữa non Goodhealth là dòng sữa được chiết xuất 100% từ sữa non của bò ăn cỏ tự nhiên tại New Zealand. Mọi thông tin chi tiết hơn về sữa non Goodhealth, bố mẹ có thể truy cập website:http://goodhealth.com.vn/ hoặc liên hệ đường dây nóng: 04 3726 4222 – 04 3726 4231 để được tư vấn miễn phí về cách chăm sóc sức khỏe trẻ nhỏ nhé!